Wireframe là một trong những thuật ngữ vô cùng phổ biến trong lập trình và thiết kế website. Hiểu được wireframe sẽ giúp mọi người tạo ra được một website chuyên nghiệp và nổi bật hơn. Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin về khái niệm Wireframe là gì, ưu nhược điểm và các bước xây dựng khung wireframe tối ưu tại bài viết dưới đây.
Mục lục
Wireframe là gì?
Wireframe hay cấu trúc, khung xương được hiểu là một công cụ để xây dựng website ở mức độ cấu trúc. Nhiệm vụ của wireframe đó là bố trí nội dung và tính năng ở trên một website, ngoài ra còn được sử dụng trong quá trình thiết lập cấu trúc cơ bản của website trước khi tiến đến bước thiết kế trực quan.
Mọi người có thể coi Wireframe là các đoạn bố cục đen trắng được phác họa theo kích thước và vị trí cụ thể sao cho tương xứng với các thành phần tính năng, khu vực chuyển đổi hay điều hướng cho website. Đơn thuần thì wireframe không có màu sắc, loglo, font chữ hay bất kỳ yếu tố thiết kế nào mà chỉ tập trung hoàn toàn và cấu trúc website.
Xem thêm khái niệm cấu trúc website và các yếu tố cấu thành lên cấu trúc của một trang web hiệu quả theo nội dung bài viết sau đây: Website là gì? Cấu trúc và lợi ích của website đối với doanh nghiệp
Ưu nhược điểm của Wireframe
Đối với những lập trình viên website thì tìm hiểu về wireframe là vô cùng quan trọng. Sau đây là những ưu điểm cũng như nhược điểm của wireframe mà mọi người cần nắm bắt:
Ưu điểm của Wireframe
Wireframe giúp người truy cập website có cái nhìn rõ ràng hơn về cấu trúc của một website cũng như hệ thống phân bổ trên đó. Khi có wireframe, việc trao đổi và chia sẻ thông tin thuận tiện hơn.
Không mất nhiều thời gian để chỉnh sửa vì có thể co gọn yêu cầu khi thiết kế.
Xác định được đâu là nội dung quan trọng từ đó tập trung hơn khi xây dựng giao diện uiux.
Là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá và đo lường được các CTA hiệu quả. Việc am hiểu về wireframe giúp cho các nhà thiết kế có thể tạo ra các CTA thu hút và tối ưu trải nghiệm người dùng.
Giúp thống nhất về tầm nhìn cho người dùng và phạm vi hoạt động của dự án.
Nhược điểm của wireframe
Bên cạnh những ưu điểm như trên thì wireframe cũng mang đến một số điểm bất lợi như sau:
Wireframe chỉ là một bản phác thảo thô sơ và không có nhiều chi tiết vì vậy sẽ có thể gây khó khăn cho việc nhận biết các cách thức triển khai.
Để có thể hoàn thiện wireframe cần sự trợ giúp của rất nhiều nhân lực ví dụ như nhân viên thiết kế (design), người làm nội dung (content)…
Các bước xây dựng khung Wireframe tối ưu
Để tạo ra được một khung wireframe chất lượng, mọi người cần tuân thủ thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Khai thác ý tưởng: Bước đầu tiên để xây dựng wireframe đó là tạo được cảm hứng và ý tưởng tổng thể. Nếu mọi người chưa có kinh nghiệm thì có thể tham khảo ý tưởng từ những bên top đầu của ngành để xem cách họ triển khai như thế nào và học theo.
Bước 2: Thiết kế quy trình: Ở bước này mọi người cần tập trung vào những điểm mạnh của mình để tạo ra được một quy trình nổi bật và tối ưu nhất.
Bước 3: Lựa chọn công cụ: Để xây dựng được một khung wireframe chất lượng mọi người cần tập trung vào những công cụ giúp tối ưu UI, Ux tốt nhất ví dụ như Omnigraffle, Axure hay Illustrator (AI)…
Bước 4: Thiết lập Grid: Thiết lập grid là việc mà doanh nghiệp hệ thống và cấu trúc lại hệ thống cấu trúc của các thành phần trong wireframe từ đó tạo ra điểm mạnh cho website của mình.
Bước 5: Xác định bố cục: Sau khi thiết lập được các grid thì tiếp theo mọi người cần làm đó là thiết lập các ô, bố cục mà mọi người muốn trình bày cho người dùng cảm nhận được.
Bước 6: Chuyển đổi wireframe thành giao diện: Đây là bước cuối cùng của quy trình tạo dựng wireframe để hoàn thiện các giao diện trực quan.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thuật ngữ wireframe là gì, ưu nhược điểm và quy trình các bước xây dựng wireframe hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là một thuật ngữ vô cùng quan trọng trong lập trình và thiết kế website vì vậy mọi người cần tìm hiểu kỹ càng hơn.
Nguồn tham khảo thông tin tại đây: Wireframe là gì? Ưu, nhược điểm và các bước xây dựng Wireframe – Bizfly.vn