Những câu nói hay của Phạm Nhật Vượng về triết lý kinh doanh, lý tưởng sống đáng ngưỡng mộ. Phạm Nhật Vượng là một trong những doanh nhân thành đạt nhất tại VIệt Nam và cũng là người đầu tiên trở thành tỷ phú đô la với khối lượng tài sản không ngừng tăng trong những năm qua. Không chỉ phát triền với giá trị cá nhân mà Chủ tịch Vingroup còn hướng đến mở rộng những hệ sinh thái mang tính cộng đồng và giúp lan tỏa tinh thần khởi nghiệp tới tất cả mọi người.
Mục lục
Phạm Nhật Vượng là ai?

Phạm Nhật Vượng là một doanh nhân và tỷ phú Việt Nam, và cũng là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam. Hiện là chủ tịch tập đoàn Vingroup.
- Năm sinh: Ngày 5 tháng 8 năm 1968
- Quê quán: Ông sinh ra và lớn lên ở Hà Nội tuy nhiên quê gốc Lộc Hà, Hà Tĩnh
- Cha: Ông Phạm Nhật Quang – Quân nhân, phục vụ trong lực lượng không quân
- Vợ: Bà Phạm Thu Hương
- Các con: Phạm Nhật Minh Hoàng, Phạm Nhật Quân Anh, Phạm Nhật Minh Anh
- Anh chị em: Phạm Thị Lan Anh, Phạm Nhật Vũ
- Học vấn: Đại học Thăm dò Địa chất LB Nga, trường Đại học Mỏ – Địa chất
Cuộc đời và sự nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng

Năm 1982, Phạm Nhật Vượng học tại Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, đến năm 1985 thì tốt nghiệp.
Năm 1987, ông thi đỗ Đại học Mỏ địa chất Hà Nội và có nhiều thành tích xuất sắc trong môn toán học, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga.
Năm 3 đại học ông bắt đầu kinh doanh. Phạm Nhật Vượng thuê một phòng trong DOM 5 để bán hàng, sau đó mở nhà hàng, nhập hàng từ Việt Nam để bán, buôn áo gió. Lúc đầu cũng có lãi nhưng thị trường thay đổi và thiếu kinh nghiệm nên phá sản.
Năm 1993, Phạm Nhật Vượng tốt nghiệp đại học Thăm dò địa chất ở Liên Bang Nga và sau đó kết hôn với bà Phạm Thu Hương – bạn học cùng trường đại học.
Cũng vào năm 1993, Liên Xô xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế, Việt Nam đang thực hiện đổi mới, vợ chồng ông quyết định không về nước mà chuyển tới Kharkov, Ukraine. Tại đây, vợ chồng ông vay mượn tiền từ bạn bè và người thân mở một nhà hàng Việt Nam tên là Thăng Long ở Kiev, Ukraine.
Ngày 8 tháng 8 năm 1993, Phạm Nhật Vượng vay 100,000 USD từ những người bạn Việt Nam với lãi suất 8% một tháng để bắt đầu sản xuất mì ăn liền, lấy thương hiệu Mivina. Ông nhập nguồn nguyên liệu chủ yếu ở Việt Nam và Đài Loan.
Năm 1995, thương hiệu mì Mivina dần trở thành cái tên quen thuộc của hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine.
Năm 1999, tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói.
Năm 2000, ông đưa ra thị trường sản phẩm bột khoai tây.
Năm 2004, mì ăn liền Mivina chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine.
Năm 2007, doanh nghiệp của Phạm Nhật Vượng bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và các loại súp đóng gói.
Năm 2010, Phạm Nhật Vượng bán công ty sản xuất đồ ăn nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom cho công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ với giá 150 triệu USD. Lúc này, ông Vượng vẫn còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với khoảng 1.900 công nhân, doanh thu rơi vào khoảng 100 triệu USD/năm.
Năm 2021, Forbes ghi nhận giá trị tài sản ròng của tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đạt 9 tỷ USD, tăng 486 triệu USD (5,68%) so với đầu ngày 12/4/2021. Sở hữu khối lượng tài sản lớn trên hiện, ông Phạm Nhật Vượng đang đứng thứ 262 trong danh sách tỷ phú USD của thế giới do Forbes thống kê và bình chọn.
Xem thêm: Kols là viết tắt của từ gì? Cách để trở thành một KOL Marketing chuyên nghiệp
Những câu nói hay của Phạm Nhật Vượng về triết lý kinh doanh, lý tưởng sống đáng ngưỡng mộ

1. Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.
2. Tấn công hơn phòng thủ.
3. Tiền là phương tiện làm việc. Tiền phải đẻ ra tiền.
4. Nghe khách hàng nói, khách hàng chê, xem khách hàng như người thầy để ra sản phẩm phục vụ khách hàng.
5. Hãy tận dụng thế mạnh của mình thành cái mạnh nhất để cạnh tranh với cái mạnh của đối thủ.
6. Tôi chỉ tập trung vào việc của mình, còn người khác muốn nói gì thì mặc họ.
7. Cái gì đáng thì bao nhiêu cũng đầu tư, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu.
8. Phải dành ra thời gian để học hàng tháng, hàng năm. Cấp trên phải có thời gian đào tạo cho cấp dưới được quy hoạch rõ ràng.
9. Làm gì cũng phải đam mê, nghiêm túc với công việc, học hỏi liên tục cả đối thủ.
10. Chúng ta chưa bao giờ lên đỉnh và sẽ có lẽ không bao giờ có đỉnh.
Xem thêm: Những câu tiêu đề hay và những nguyên tắc bạn cần biết
Những câu nói hay của Phạm Nhật Vượng về lý tưởng sống

1. Trong người tôi không bao giờ có đồng nào, khi đi ra ngoài cần tiêu gì đấy lại phải mượn lái xe. Tôi luôn tự hỏi đến cuối đời mình làm được cái gì? Mình có cầm được một đống tiền sang thế giới bên kia không?
2. Lúc nhỏ giấc mơ của tôi không hề lớn, tôi chỉ muốn giúp đỡ gia đình.
3. Tôi mơ ước sẽ biến những con phố của Hà Nội và Sài Gòn trở nên sầm uất như Hong Kong hay Singapore. Nếu có thể thực hiện thì kể cả mất tiền tỷ thì tôi vẫn cảm thấy hạnh phúc. Tôi muốn để lại thứ gì đó cho thế hệ sau. Còn tiền dù sao cũng chẳng thể mang theo khi đã chết.
4. Tôi từng nghĩ sẽ về hưu khi kiếm đủ 2 triệu USD.
5. Người ta bay suốt ngày thì mới mua, chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì?
6. Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi về bản chất vẫn làm đẹp cho đời.
7. Lỡ làm người rồi không thể sống một đời phí hoài được.
8. Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn, áo mặc, nhà cửa, xe cộ… có rồi.
9. Tôi là người kiệm lời lắm, chỉ thích làm.
10. Về chuyện lọt top 500 người giàu nhất thế giới, tôi không hề quan tâm.
11. Cứ cái gì tốt cho xã hội, tốt cho nhiều người và chúng tôi thấy mình có đủ năng lực thì chúng tôi sẽ làm.
Xem thêm: Những câu nói hay để đăng ảnh lên Facebook câu like cộng đồng mạng
Qua bài viết trên, mình đã chia sẻ tới các bạn Những câu nói hay của Phạm Nhật Vượng về triết lý kinh doanh, lý tưởng sống đáng ngưỡng mộ. Hy vọng bài viết sẽ mang tới các bạn nhiều thông tin hữu ích. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết!
Vũ Thơm – Tổng hợp & chỉnh sửa
Tham khảo nguồn: (tbig.vn, songdep.com.vn,…)