Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hay nội địa cũng như hạn mức ký quỹ là một trong những chủ đề được quan tâm hàng đầu trong ngành du lịch hiện nay. Đây là một yêu cầu bắt buộc của các cơ quan quản lý khi doanh nghiệp muốn kinh doanh dịch vụ lữ hành. Nếu bạn đang quan tâm về mức ký quỹ trong lĩnh vực này, có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế – nội địa 2023
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào muốn xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế hay nội địa. Việc tìm hiểu rõ về ký quỹ sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động đúng quy định pháp luật.
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành được hiểu đơn giản là việc các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch gửi một khoản tiền theo quy định vào tài khoản ký quỹ tại ngân hàng, nơi đơn vị đặt trụ sở chính. Đây là yêu cầu bắt buộc cần đáp ứng nếu doanh nghiệp muốn hoạt động trong lĩnh vực này.
Để hỗ trợ các doanh nghiệp đang hoạt động giảm bớt những khó khăn do ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch Covid-19, tạo điều kiện tham gia kinh doanh du lịch cho các doanh nghiệp mới, Chính phủ đã đưa ra chính sách giảm 80% mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023. Cụ thể, tính đến ngày 31/12/2023:
Mức ký quỹ lữ hành quốc tế | Mức ký quỹ lữ hành nội địa |
|
|
Quy định mức quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế- nội địa từ 2024
Căn cứ theo Nghị định 94/2021/NĐ-CP và Nghị định 168/2017/NĐ-CP, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế – nội địa từ ngày 01/01/2024 được quy định như sau:
Mức ký quỹ lữ hành quốc tế | Mức ký quỹ lữ hành nội địa |
|
|
>> Tham khảo dịch vụ: Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Thủ tục ký quỹ kinh doanh du lịch lữ hành tại ngân hàng
Thủ tục ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng của doanh nghiệp bao gồm các bước sau:
– Bước 1: Để ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành tại ngân hàng thành công thì 2 bên cần tiến hành giao kết hợp đồng ký quỹ. Hợp đồng này cần bao gồm các nội dung chính:
+ Số tiền ký quỹ;
+ Lý do nộp, lãi suất tiền ký quỹ;
+ Thông tin về địa chỉ, tên, người đại diện của doanh nghiệp gửi ký quỹ và ngân hàng nhận ký quỹ;
+ Quy định về trách nhiệm của các bên có liên quan, về việc rút, sử dụng, trả lãi tiền ký quỹ hay hoàn trả tiền ký quỹ;
+ Các thỏa thuận khác tuân thủ đúng quy định pháp luật hiện hành.
– Bước 2: Ngân hàng tiến hành phong tỏa số tiền ký quỹ của doanh nghiệp dựa trên cơ sở hợp đồng ký quỹ Nộp hồ sơ và cấp giấy chứng nhận tiền ký quỹ kinh doanh lữ hành theo quy định.
Quản lý/sử dụng tiền ký quỹ
Tiền ký quỹ được quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Nếu doanh nghiệp không thực hiện ký quỹ tại ngân hàng trong thời gian quy định. Hoặc là có sai sót trong việc quản lý, sử dụng tiền ký quỹ thì sẽ bị xử phạt.
Xử phạt vi phạm quy định về ký quỹ kinh doanh du lịch lữ hành
Theo quy định Pháp luật, nếu có các vi phạm liên quan đến ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nêu sau, doanh nghiệp có thể bị phạt từ 60.000.000 – 70.000.000 đồng:
- Không thực hiện đúng các quy định về ký quỹ;
- Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ nội địa hoặc số tiền ký quỹ quốc tế đã sử dụng theo đúng quy định.
Trường hợp vi phạm nghiêm trọng, doanh nghiệp có thể bị thu hồi giấy phép kinh doanh và chấm dứt hoạt động.
Tiền ký quỹ kinh doanh du lịch lữ hành sẽ được trả lại khi nào?
Tiền ký quỹ sẽ được trả lại cho doanh nghiệp lữ hành trong trường hợp:
- Có thông báo bằng văn bản về việc hoàn trả tiền ký quỹ sau khi thu hồi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa hoặc giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của doanh nghiệp từ Tổng cục Du lịch;
- Có thông báo bằng văn bản về việc doanh nghiệp thay đổi ngân hàng nhận ký quỹ hoặc doanh nghiệp không được cấp giấy phép lữ hành nội địa hoặc giấy phép lữ hành quốc tế của Tổng cục Du lịch.
Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế/nội địa hiện nay được quy định rõ ràng và nghiêm túc. Đây là một yêu cầu bắt buộc của Pháp luật Việt Nam khi doanh nghiệp muốn kinh doanh du lịch lữ hành. Nếu bạn đang có dự định hoạt động trong lĩnh vực này thì lưu ý nhé.