Hiểu các cấp quản lý khác nhau trong một công ty có thể giúp bạn biết nên nhắm đến công việc nào trong quá trình tìm kiếm việc làm. Dưới đây, bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ Manager và Senior Manager là gì và vị trí nào phù hợp với bạn.
Mục lục
Manager là gì?
Manager hay người quản lý, là một vị trí việc làm quản lý ở trong công ty, doanh nghiệp. Họ phụ trách giám sát, quản lý một nhóm người hoặc bộ phận trong công ty, đảm bảo nhân viên hướng tới mục tiêu chung và hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Tùy theo vị trí công việc mà công việc của vị trí quản lý sẽ khác nhau. Người quản lý chung có thể điều hành một cửa hàng, trong khi những người quản lý tiếp thị giám sát các chiến dịch tiếp thị cụ thể.
Họ thường có 1 – 4 năm kinh nghiệm quản lý, có bằng cử nhân và báo cáo với các nhà quản lý cấp cao, giám đốc, phó chủ tịch hoặc chủ sở hữu của công ty.

Trách nhiệm của Manager
Tùy theo lĩnh vực của công ty mà công việc của vị trí quản lý sẽ khác nhau. Dưới đây là các trách nhiệm chung của vị trí quản lý trong công ty:
- Giám sát một nhóm nhân viên.
- Thuê và đào tạo nhân viên mới.
- Hỗ trợ và huấn luyện nhân viên hiện có.
- Giám sát hiệu suất và tiến hành đánh giá.
- Đặt mục tiêu cá nhân và nhóm.
- Xem xét chi phí và ngân sách.
- Phối hợp với nhiều bộ phận.
- Tiến hành những cuộc họp trong bộ phận quản lý.
- Lập kế hoạch cho các mục tiêu và sáng kiến sắp tới.
Senior Manager là gì?
Senior Manager là gì? Senior Manager là người quản lý ở vị trí cấp cao ở trong công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh trách nhiệm tương tự như những người quản lý thông thường thì quản lý cấp cao còn tham gia vào chiến lược kinh doanh và phát triển kinh doanh.
Mỗi nhà quản lý cấp cao sẽ nhìn nhận công việc của họ khác nhau, tùy thuộc vào số năm kinh nghiệm, bản chất của ngành, quy mô và văn hóa của tổ chức của họ. Tuy nhiên, họ sẽ đều dành nhiều thời gian để suy nghĩ về bức tranh toàn cảnh của công ty, doanh nghiệp và hoạt động ở cấp độ chiến lược hơn.
Manager và Senior Manager là gì? Senior Manager là người quản lý ở vị trí cấp cao ở trong công ty, doanh nghiệp
Ví dụ, nếu một công ty điện thoại thông minh đang gấp rút đưa một mẫu điện thoại mới ra thị trường, các nhà quản lý sản phẩm cấp cao sẽ kiểm tra và tối đa hóa các hoạt động sản xuất nội bộ của họ. Họ muốn tìm cách nhanh nhất để chuyển một sản phẩm từ thiết kế sang dây chuyền lắp ráp.
Trách nhiệm của Senior Manager
Tùy theo lĩnh vực của công ty mà công việc của vị trí quản lý cấp cao sẽ khác nhau. Dưới đây là các trách nhiệm chung của vị trí quản lý cấp cao trong công ty:
- Hướng dẫn các giám sát viên.
- Phê duyệt yêu cầu tuyển dụng và sa thải của các quản lý cấp dưới.
- Tạo mục tiêu của tổ chức.
- Đưa ra quyết định quan trọng.
- Quản lý ngân sách bộ phận.
- Cải thiện hiệu suất của nhân viên thuộc bộ phận quản lý.
- Có kỹ năng máy tính tốt.
Senior Manager sẽ có trách nhiệm cải thiện hiệu suất của nhân viên thuộc bộ phận quản lý
Manager và Senior Manager – Vị trí nào phù hợp?
Theo như những khái niệm ở trên về Manager và Senior Manager, các bạn cũng đã hiểu được phần nào về sự khác nhau giữa vai trò của 2 vị trí trên.
Nếu như bạn có dưới 5 năm kinh nghiệm làm quản lý hoặc chỉ là leader, nhân viên lâu năm muốn thử sức vai trò quản lý thì Manager sẽ là vị trí phù hợp nhất.
Nếu bạn có trên 5 năm kinh nghiệm làm quản lý, có các kỹ năng ưu tú về kinh doanh, quản lý, lãnh đạo thì chắc chắn quản lý cấp cao sẽ là vị trí dành cho bạn.
Hãy chọn vị trí việc làm quản lý dựa trên số năm kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn tích lũy được
Trên đây, bài viết đã trả lời cho bạn câu hỏi Manager và Senior Manager là gì và vị trí nào bạn nên lựa chọn. Nhìn chung, đây đều là 2 việc làm quản lý ở trong công ty, doanh nghiệp. Bạn nên nhìn nhận về kinh nghiệm, các kỹ năng mà bản thân đang có để lựa chọn vị trí phù hợp với mình. Hy vọng rằng, qua bài viết trên, bạn đã hiểu rõ được trách nhiệm công việc của từng vị trí và lựa chọn được việc làm phù hợp với bản thân.